Nhà nghiên cứu UC Davis Health nghiên cứu ung thư phổi ở phụ nữ người Mỹ gốc Á

TIN TỨC | 26/2/2020

Giáo sư Moon Chen muốn tìm hiểu tại sao 90% phụ nữ người Trung Quốc bị ung thư phổi mặc dù không hút thuốc

 

(SACRAMENTO) -  

UC Davis và UC San Francisco đã nhận được khoản tài trợ 3,35 triệu đô la để nghiên cứu sự bất bình đẳng y tế đã làm các nhà nghiên cứu khó hiểu trong nhiều năm: Vì sao phụ nữ người Mỹ gốc Á không hút thuốc có khuynh hướng bị ung thư phổi.

Hơn nửa số phụ nữ người Mỹ gốc Á ở Hoa Kỳ bị ung thư phổi mặc dù không hút thuốc.

Giáo sư Moon Chen của UC Davis Health, một chuyên gia nổi tiếng về bất bình đẳng y tế trong ung thư đã nói: “Ở Trung Quốc, ung thư phổi là nguyên nhân tử vong hàng đầu do ung thư ở phụ nữ gốc Á, nhưng gần 90% phụ nữ Trung Quốc bị ung thư phổi lại không hút thuốc”.

Ông nói: “Thật bất thường, điều đó thật khó hiểu”.

Giáo sư Chen là một trong ba nhà nghiên cứu chính ở quỹ của Viện Y tế Quốc gia, được giải thưởng của Viện Y tế Quốc gia về Sức khỏe Người thiểu số và Bất bình đẳng Y tế. Những nhà nghiên cứu khác là Giáo sư Scarlett Gomez và Phó Giáo sư Iona Cheng, cả hai đều thuộc khoa dịch tễ và thống kê Sinh học UCSF.

Giáo sư Cheng là phó giám đốc của Viện Nghiên cứu Dân số và Bất bình đẳng Ung thư cùng với Trung tâm Ung thư Toàn diện UC Davis, cho biết đây sẽ là nghiên cứu lớn nhất trong các nghiên cứu cùng loại ở Hoa Kỳ. Nghiên cứu này được gọi là FANS, viết tắt của Female, Asian American, Never Smokers Study (Nghiên cứu Phụ nữ người Mỹ gốc Á Không Hút thuốc).

Các nhà nghiên cứu sẽ tìm trong hệ thống đăng ký ung thư California để nhận diện 600 phụ nữ được coi là không hút thuốc và bị ung thư phổi. Sau đó sẽ so sánh số bệnh nhân đó với 600 phụ nữ người Mỹ gốc Á khác không bị ung thư phổi và không hút thuốc.

Những người tham gia nghiên cứu này sống ở Vùng Vịnh, đa số là hậu duệ của người Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.

Khi so sánh hai nhóm nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu sẽ xem xét về lối sống, môi trường, hành vi và bộ gien của những phụ nữ này.

Trong khi một số nghiên cứu ở Trung Quốc cho rằng sự bất bình đẳng này là do sử dụng than đá trong nấu nướng, nhưng Chen nói điều đó không giải thích được tỷ lệ ung thư cao ở Hoa Kỳ, nơi người dân nấu bằng bếp điện hoặc bếp gas.

Giáo sư Chen đoán sự bất bình đẳng về ung thư phổi có thể do đột biến di truyền. Ông nói, mục tiêu của nghiên cứu này là tìm lời giải cho câu hỏi đó và phòng ngừa ung thư phổi ở những người không hút thuốc.